- Messages
- 585
- Points
- 10
- Language
- Tiếng Việt
Hệ điều hành Linux đối với các bạn về công nghệ thông tin đã trở thành một tên gọi quen thuộc. Linux hiểu đơn giản là một hệ điều hành tương tự như Windows hay macOS vậy. Hiện tại thì hệ điều hành Linux cũng rất phổ biến trên thế giới nhờ những đặc điểm riêng biệt của nó.
Linux cũng tương tự như những hệ điều hành khác, nó là một dạng phần mềm cấp cao, đóng vai trò trung gian, hỗ trợ cho người sử dụng máy tính và các phần mềm khác giao tiếp với các thiết bị phần cứng máy tính. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở máy tính cá nhân, máy chủ thông thường, Linux còn được sử dụng trong các siêu máy tính, các thiết bị điện tử gia đình, các hệ thống robot, các hệ thống máy móc phức tạp khác.
Đầu thập niên 90, Linus Torvalds khi sử dụng MINIX - một hệ điều hành kiểu Unix đã thấy được rất nhiều điểm hạn chế, ràng buộc của hệ điều hành này. Từ đó mong muốn viết một hệ điều hành tương tự nhưng sẽ cởi mở hơn, tự do hơn. Linus Torvalds đã viết được phần lõi của hệ điều hành. Tuy nhiên chỉ có phần lõi thì không tạo nên một hệ điều hành được. Tại thời điểm đó, dự án GNU của Richard Stallman về một "Hệ thống phần mềm hoàn chỉnh tương thích với Unix" lại đang thiếu phần lõi, trong khi hệ thống ứng dụng cơ bản đã có hết. Thế là Linus Torvalds đã sử dụng GNU từ dự án của Stallman kết hợp với phần lỗi của mình để tạo ra một hệ điều hành hoàn chỉnh.
Ban đầu thì Linus Torvalds định đặt cho hệ điều hành của mình cái tên Freax (Là sự kết hợp giữa free, freak và Unix). Tuy nhiên trong quá trình làm việc, đồng nghiệp của Linus Torvalds đặt lại tên là Linux và Linus Torvalds đồng ý với tên Linux mà các bạn biết tới ngày nay.
Phần lõi của Linux có tính module hóa cực kỳ cao, nhờ đó việc thêm bớt module, chỉnh sửa cho phù hợp với các nền tảng phần cứng, phù hợp với mục đích sử dụng rất dễ dàng, và kết quả là Linux có khả năng mạnh mẽ và được ứng dụng rất rộng rãi. Tính module cũng làm tăng khả năng ổn định và bảo mật của hệ điều hành Linux, nhờ việc tách biệt các thành phần trong phần lõi.
Không chỉ phần lõi, các công cụ nền tảng hỗ trợ cho người dùng, ứng dụng giao tiếp với phần lõi (Tức là hỗ trợ cho người sử dụng thao tác với hệ điều hành, chạy chương trình cũng như phát triển các ứng dụng khác) cũng có tính module đa dạng. Giao diện người dùng hay các ứng dụng đi kèm với hệ điều hành cũng có thể lựa chọn tùy ý. Thêm vào đó là tính mở, nên rất nhiều người có thể cùng phát triển hệ điều hành. Nhờ vậy mà ngày nay chúng ta có nhiều bản phân phối của Linux, là các hệ điều hành gốc Linux và đã được tinh chỉnh theo mục đích sử dụng.
Trên đây chỉ là các thông tin giới thiệu tổng quan về hệ điều hành Linux để các bạn có thêm thông tin về nguồn gốc cũng như một vài đặc điểm nổi bật của Linux.
Linux cũng tương tự như những hệ điều hành khác, nó là một dạng phần mềm cấp cao, đóng vai trò trung gian, hỗ trợ cho người sử dụng máy tính và các phần mềm khác giao tiếp với các thiết bị phần cứng máy tính. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở máy tính cá nhân, máy chủ thông thường, Linux còn được sử dụng trong các siêu máy tính, các thiết bị điện tử gia đình, các hệ thống robot, các hệ thống máy móc phức tạp khác.
Đầu thập niên 90, Linus Torvalds khi sử dụng MINIX - một hệ điều hành kiểu Unix đã thấy được rất nhiều điểm hạn chế, ràng buộc của hệ điều hành này. Từ đó mong muốn viết một hệ điều hành tương tự nhưng sẽ cởi mở hơn, tự do hơn. Linus Torvalds đã viết được phần lõi của hệ điều hành. Tuy nhiên chỉ có phần lõi thì không tạo nên một hệ điều hành được. Tại thời điểm đó, dự án GNU của Richard Stallman về một "Hệ thống phần mềm hoàn chỉnh tương thích với Unix" lại đang thiếu phần lõi, trong khi hệ thống ứng dụng cơ bản đã có hết. Thế là Linus Torvalds đã sử dụng GNU từ dự án của Stallman kết hợp với phần lỗi của mình để tạo ra một hệ điều hành hoàn chỉnh.
Ban đầu thì Linus Torvalds định đặt cho hệ điều hành của mình cái tên Freax (Là sự kết hợp giữa free, freak và Unix). Tuy nhiên trong quá trình làm việc, đồng nghiệp của Linus Torvalds đặt lại tên là Linux và Linus Torvalds đồng ý với tên Linux mà các bạn biết tới ngày nay.
Phần lõi của Linux có tính module hóa cực kỳ cao, nhờ đó việc thêm bớt module, chỉnh sửa cho phù hợp với các nền tảng phần cứng, phù hợp với mục đích sử dụng rất dễ dàng, và kết quả là Linux có khả năng mạnh mẽ và được ứng dụng rất rộng rãi. Tính module cũng làm tăng khả năng ổn định và bảo mật của hệ điều hành Linux, nhờ việc tách biệt các thành phần trong phần lõi.
Không chỉ phần lõi, các công cụ nền tảng hỗ trợ cho người dùng, ứng dụng giao tiếp với phần lõi (Tức là hỗ trợ cho người sử dụng thao tác với hệ điều hành, chạy chương trình cũng như phát triển các ứng dụng khác) cũng có tính module đa dạng. Giao diện người dùng hay các ứng dụng đi kèm với hệ điều hành cũng có thể lựa chọn tùy ý. Thêm vào đó là tính mở, nên rất nhiều người có thể cùng phát triển hệ điều hành. Nhờ vậy mà ngày nay chúng ta có nhiều bản phân phối của Linux, là các hệ điều hành gốc Linux và đã được tinh chỉnh theo mục đích sử dụng.
Trên đây chỉ là các thông tin giới thiệu tổng quan về hệ điều hành Linux để các bạn có thêm thông tin về nguồn gốc cũng như một vài đặc điểm nổi bật của Linux.