- Language
- Tiếng Việt
Sau khi các bạn đọc và học theo hai bài hướng dẫn về lập trình PHP từ cơ bản đến nâng cao của tôi thông qua việc hoàn thành website giới thiệu sản phẩm thì ngay bây giờ, các bạn có thể tiếp tục tìm hiểu về một PHP framework rất phổ biến và dễ sử dụng hiện nay là CodeIgniter. Về bài hướng dẫn này tôi chỉ hướng dẫn các bạn các bước để cài đặt cũng như sử dụng các thành phần chính của CodeIgniter mà thôi. Để phát triển một website bằng CodeIgniter thì các bạn còn phải tìm hiểu thêm nhiều hơn nữa và tôi cũng sẽ viết tiếp loạt bài hướng dẫn các bạn phát triển một website hoàn chỉnh với CodeIgniter framework.
Nội dung bài hướng dẫn này do tôi biên soạn lại từ tài liệu của CodeIgniter tại địa chỉ https://codeigniter.com/user_guide.
CodeIgniter là một mã nguồn mở dùng để phát triển ứng dụng web trên nền tảng ngôn ngữ lập trình PHP. Nó cho phép các nhà phát triển xây dựng một ứng dụng web nhanh hơn so với việc viết mã hỗn tạp ngay từ đầu bằng cách cung cấp một bộ thư viện đầy đủ cho các tác vụ thông thường, cũng như cung cấp một mô hình tương tác đơn giản và dễ hiểu cho việc kết nối tới những bộ thư viện đó. Phiên bản chính thức đầu tiên của CodeIgniter được công bố vào ngày 28/02/2006. Phiên bản mới nhất cho tới lúc tôi viết bài hướng dẫn này là 3.1.6 được công bố chính thức vào ngày 25/09/2017.
CodeIgniter cũng mang một số các khái niệm đặc thù và các tính năng cơ bản của các mô hình MVC khác như:
Những giới thiệu ban đầu về CodeIgniter framework chỉ ngắn gọn như vậy, trong thời gian tới tôi sẽ trình bày chi tiết các thành phần chính của CodeIgniter framework để các bạn có đủ kiến thức sử dụng framework này thực hiện các dự án web của mình.
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của các bạn!
Nội dung bài hướng dẫn này do tôi biên soạn lại từ tài liệu của CodeIgniter tại địa chỉ https://codeigniter.com/user_guide.
CodeIgniter là một mã nguồn mở dùng để phát triển ứng dụng web trên nền tảng ngôn ngữ lập trình PHP. Nó cho phép các nhà phát triển xây dựng một ứng dụng web nhanh hơn so với việc viết mã hỗn tạp ngay từ đầu bằng cách cung cấp một bộ thư viện đầy đủ cho các tác vụ thông thường, cũng như cung cấp một mô hình tương tác đơn giản và dễ hiểu cho việc kết nối tới những bộ thư viện đó. Phiên bản chính thức đầu tiên của CodeIgniter được công bố vào ngày 28/02/2006. Phiên bản mới nhất cho tới lúc tôi viết bài hướng dẫn này là 3.1.6 được công bố chính thức vào ngày 25/09/2017.
CodeIgniter cũng mang một số các khái niệm đặc thù và các tính năng cơ bản của các mô hình MVC khác như:
- Hỗ trợ kết nối và tương tác đa nền tảng cơ sở dữ liệu.
- Tương tác với cơ sở dữ liệu thông qua active records.
- Định dạng, chuẩn hóa form và dữ liệu đầu vào.
- Hỗ trợ bộ đệm toàn trang (Full page caching) để tăng tốc độ thực thi và giảm tải tối thiểu cho máy chủ.
- Bảo mật và bộ lọc XSS.
- Quản lí session.
- Hỗ trợ template engine hoặc sử dụng chính PHP tags để điều hướng trong views.
- Hỗ trợ search engine friendly URLs, application profiling, hooks, các lớp ngoại (Class extensions)...
- Mô hình mã lệnh nhẹ cho hệ thống, cải thiện tốc độ thực thi.
- Đơn giản trong việc cài đặt, cấu hình và cấu trúc thư mục.
- Hỗ trợ bộ đệm toàn trang giúp tăng tốc độ thực thi và giảm tải cho máy chủ.
- Mềm dẻo trong việc định tuyến URI (URI routing).
- Hỗ trợ error logging.
- Bảo mật và bộ lọc XSS.
- Gửi email, hỗ trợ đính kèm, HTML/Text email, đa giao thức (SMTP, sendmail, mail) và các thứ khác.
- Thư viện chỉnh sửa ảnh (Cắt ảnh, thay đổi kích thước, xoay ảnh...). Hỗ trợ GD, ImageMagick, và NetPBM.
- Upload file.
- Tương tác với máy chủ thông qua giao thức FTP.
- Phân trang tự động (Pagination).
- Mã hóa dữ liệu (Data encryption).
- Đo lường tốc độ thực thi (Benchmarking).
- Application profiling.
- Lịch (Calendar).
- User agent.
- Nén (Zip encoding).
- Trackback.
- XML-RPC library.
- Unit testing.
- Search engine friendly URLs.
- Một lượng lớn các hàm hỗ trợ (Helper).
- Và rất nhiều các thư viện khác.
Những giới thiệu ban đầu về CodeIgniter framework chỉ ngắn gọn như vậy, trong thời gian tới tôi sẽ trình bày chi tiết các thành phần chính của CodeIgniter framework để các bạn có đủ kiến thức sử dụng framework này thực hiện các dự án web của mình.
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của các bạn!